1. Quy định về ngày nộp hồ sơ xin Thư cho phép nhập cảnh
Deadline để nộp hồ sơ xin Thư cho phép nhập cảnh từ Bộ Giáo dục Singapore (MOE) là thứ 2 hàng tuần.
2. Thời hạn của Thư cho phép nhập cảnh
Đối với hồ sơ xin Thư cho phép nhập cảnh, thời hạn vào Singapore sẽ có hiệu lực trong vòng từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 29. (Ví dụ ngày nộp đơn là 1/2 thì thời gian được cho phép nhập cảnh vào Singapore sẽ trong khoảng từ 17/2 – 2/3).
3. Lưu ý về đặt vé bay khi nhập cảnh
Sinh viên được khuyến khích đặt vé máy bay trong thời hạn nhập cảnh có hiệu lực (tốt nhất nên là ngày thứ 17 hoặc 18 tính từ ngày nộp hồ sơ).
4. Quy trình nhận Thư cho phép nhập cảnh có điều kiện
Sau 8 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, sinh viên sẽ nhận được Thư cho phép nhập cảnh có điều kiện (PEA).
- MOE sẽ cung cấp một đường link để thanh toán chi phí S$2,125 (S$2,000 cho 14 ngày cách ly tập trung tại khu cách ly theo quy định của ICA và S$125 phí Covid Swab test tại đó). Sinh viên nhất định phải thanh toán phí này theo đúng thời hạn yêu cầu của MOE.
- Sinh viên cần bay sang Singapore trong đúng thời hạn có hiệu lực của Thư cho phép nhập cảnh.
- Nếu sinh viên không nhận được Thư cho phép nhập cảnh, điều đó có nghĩa rằng hồ sơ bị từ chối. Sinh viên có thể nộp lại hồ sơ trong lần sau.
- Sinh viên nếu tới Singapore khi không có Thư cho phép nhập cảnh sẽ bị hải quan Singapore từ chối nhập cảnh.
Thư cho phép nhập cảnh chính thức (AFE) sẽ được cấp trong vòng 8 ngày tiếp theo nếu như sinh viên đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trên.
5. Lưu ý trước khi nhập cảnh tại Singapore
- In Thư cho phép nhập cảnh. Sinh viên cần xuất trình Thư này cho nhân viên hàng không khi làm thủ tục check in, trước khi lên máy bay và tại khu nhập cảnh ở Singapore. Nếu tới Singapore mà không có Thư này, sinh viên sẽ không được nhập cảnh vào Singapore và visa của sinh viên (Student Pass/IPA) sẽ bị thu hồi ngay lập tức.
- Sinh viên cần đảm bảo Student Pass/IPA có hiệu lực tại thời điểm nhập cảnh vào Singapore. Nếu không, sinh viên sẽ không được vào Singapore.
- Nộp tờ khai y tế và lịch sử du lịch điện tử qua SG Arrival Card (SGAC). SGAC có sẵn trên website của ICA, trong link sau: https://eservices.ica.gov.sg/sgarrivalcard và phiên bản ứng dụng trên moblie có thể được download miễn phí từ Apple AppStore và Google Play.
- Sinh viên có IPA cần khai dưới mục “Foreign Visitors” và hoàn thành 03 ngày trước khi tới Singapore. Bât kỳ ai khai báo không trung thực hoặc gây hiểu lầm sẽ phải chịu trách nhiệm và bị truy tố theo Điều luật về các bệnh truyền nhiễm. Hình phạt cho việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm lên đến $10,000 và / hoặc phạt tù lên đến sáu tháng. Đối với các lần vi phạm tiếp theo, hình phạt lên đến $20,000 đô la Singapore và / hoặc phạt tù lên đến 12 tháng.
- Với tình hình dịch bệnh đang diễn ra trên toàn cầu, Singapore tiếp tục điều chỉnh các biện pháp kiểm soát việc nhập cảnh để quản lý rủi ro các ca nhiễm bệnh từ những quốc gia khác vào Singapore và lây lan ra cộng đồng. Du khách với lịch sử du lịch từ Việt Nam (bao gồm cả transit) trong vòng 14 ngày trước khi tới Singapore cần làm xét nghiệm Covid-19 PCR 72 tiếng trước giờ khởi hành. (Kết quả PCR phải bằng tiếng Anh và được thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam).
6. Lưu ý sau khi đến nhập cảnh tại Singapore
Thư chấp thuận nhập cảnh Singapore này chỉ có hiệu lực nếu như sinh viên đồng ý với các điều khoản trong mục 6 – 9 dưới đây.
- Sinh viên sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm swab test COVID-19 và thanh toán phí xét nghiệm này khi đến sân bay. Phí xét nghiệm này khác với phí xét nghiệm sinh viên đã đóng theo yêu cầu của MOE ở trên. Sinh viên được khuyến khích đăng ký và thanh toán trước (S$160) trước khi khởi hành đến Singapore tại đây: https://safetravel.changiairport.com/#/. Các cá nhân không đồng ý làm xét nghiệm sẽ bị truy tố theo luật và điều khoản của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
- Khi vừa đến Singapore, sinh viên sẽ được sắp xếp thực hiện cách ly tại cơ sở cách ly theo quy định của Hải quan Singapore trong vòng 14 ngày. Sinh viên phải tuân thủ tất cả các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiện hành và các biện pháp phòng ngừa khác do Bộ Y tế Singapore quy định.
- Trong thời gian cách ly, sinh viên cần thực hiện thêm xét nghiệm Swab test khác. Thông tin cụ thể hơn về lịch hẹn xét nghiệm sẽ được gửi đến sinh viên trước khi hoàn thành cách ly. Nếu từ chối xét nghiệm, sinh viên có thể bị truy tố theo luật và điều khoản của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
- Chính phủ Singapore sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với những người có visa không tuân thủ các yêu cầu trong Thư cho phép nhập cảnh, bao gồm cả việc thu hồi visa.
Nguồn: James Cook University
TIN MỚI CẬP NHẬT
Trình tự công nhận văn bằng
Dịch vụ công nhận văn bằng của Trung Quốc học tại Việt Nam
Dịch vụ công nhận văn bằng nước ngoài ở Việt Nam
Dịch vụ công nhận bằng cấp quốc tế tại Đà Nẵng
Dịch vụ công nhận bằng cấp quốc tế tại Hồ Chí Minh
Dịch vụ công nhận bằng cấp quốc tế tại Hà Nội
Tại sao lựa chọn Viet Green Visa & Law làm công nhận văn bằng
- Nhân viên tư vấn hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên môn tốt, cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ nhất về công nhận văn bằng
- Top 3 đơn vị hỗ trợ tư vấn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng nhanh và hiệu quả uy tín toàn quốc
- Chi phí trọn gói, không phát sinh thêm chi phí.
- Cam kết thời gian thực hiện thủ tục đúng với quy định Nhà nước
- Cam kết Tiết kiệm thời gian - Uy tín - chuyên nghiệp - nhiệt tình
- Hỗ trợ tư vấn và đánh giá văn bằng trước khi học viên đăng ký học.
- Hơn 500 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ hàng năm. Được nhiều chia sẻ và phản hồi đánh giá 5 sao từ phía khách hàng.
Thủ tục công nhận văn bằng chuẩn nhất
- Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Các bạn lưu ý hiện nay tất cả các trường hợp hồ sơ công nhận văn bằng trước khi gửi hồ sơ phải kê khai đơn đề nghị online trên trang https://naric.edu.vn/ để có mã số hồ sơ.
- Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt văn bằng Đại học xin công nhận; (Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);
- Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt bảng điểm theo bằng;
- Trong trường hợp học liên thông hoặc chuyển tiếp vào trình độ đại học phải có minh chứng bằng và bảng điểm bậc dưới;
- Ngoài ra đối với một số trường hợp cụ thể các bạn cần phải cung cấp thêm những hồ sơ như sau:
- Đối với trường hợp học theo chương trình liên kết của trường Việt Nam với trường nước ngoài (học 100% tại Việt Nam) thì hồ sơ công nhận văn bằng bắt buộc phải có Chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL, còn cụ thể là trình độ bao nhiêu thì tùy thuộc vào từng chương trình liên kết do Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam phê duyệt, nhưng thông thường là IELTS 5.5 hoặc 6.0 trở lên hoặc có thể quy đổi với trình độ TOEFL tương đương.
- Đối với trường hợp học theo chương trình liên kết nhưng phân theo giai đoạn: giai đoạn 1 học tại Việt Nam, giai đoạn 2 học tại nước ngoài hoặc ngược lại thì không cần phải có chứng chỉ tiếng Anh nhưng phải có xác nhận của trường Việt Nam là đã hoàn thành khóa học tại Việt Nam.
- Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt được phụ lục văn bằng (nếu có);
- Hộ chiếu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) hoặc bản sao công chứng hộ chiếu minh chứng hình thức đào tạo (gồm các trang trừ trang trắng);
- Bản sao công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) Quyết định cử đi học và quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Lưu ý: Đối với những trường hợp không còn hộ chiếu, đề nghị Anh/chị tải mẫu Consent Form và điền đầy đủ thông tin gửi kèm hồ sơ để phục vụ trong quá trình thẩm định.
Thông tin liên hệ đăng ký dịch vụ tư vấn công nhận văn bằng
- Hotline tư vấn: 0837.333335 / 0989313339
- Email: vietgreenvisa@gmail.com hoăc vietgreenlaw@gmail.com - Website: www.congnhanvanbang.com | www.hopphaphoalanhsu.info
Những câu hỏi thường gặp khi xin công nhận văn bằng
1. Có bắt buộc phải có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL khi công nhận văn bằng học chương trình liên kết?
Liên kết đào tạo với nước ngoài có nhiều hình thức khác nhau và mỗi hình thức lại có một điều kiện về ngoại ngữ riêng, cụ thể như sau:
- Các chương trình liên kết đào tạo học hoàn toàn tại Việt Nam:
Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài học hoàn toàn tại Việt Nam và học 100% bằng tiếng Anh khi làm thủ tục công nhận văn bằng chỉ chấp nhận các chứng chỉ sau đây: IELTS; TOEFL ITP hoặc TOEFL iBT; Aptis ESOL International Certificate của các tổ chức đã đăng ký tổ chức thi và cấp chứng chỉ tại Việt Nam; hoặc chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên của đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Các chứng chỉ khác thi tại Việt Nam tương đương trình độ B2 CEFR chưa được chấp nhận cho người học chương trình liên kết đào tạo.
Trường hợp người học có văn bằng chuyên môn chuyên ngành ngôn ngữ Anh trước thời điểm tham gia các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, người học sẽ được miễn chứng minh năng lực ngoại ngữ đầu vào và khi thực hiện thủ tục công nhận văn bằng.
- Các chương trình liên kết đào tạo có thời gian đào tạo tại nước ngoài:
Thông thường đối với hình thức này, người học có thời gian du học từ 06 tháng trở lên trực tiếp tại trường tại nước ngoài sẽ không cần phải cung cấp minh chứng về ngoại ngữ.
Khi đó, người học sẽ nộp lại Hộ chiếu chứng minh thời gian du học tại nước ngoài của mình.
2. Tôi học 05 năm tại Nga và được cấp bằng Specialist như vậy của tôi tương đương trình độ gì ở Việt Nam?
Bạn sẽ được nhận công văn có đầy đủ thông tin công nhận trình độ là Chuyên gia. Theo hiệp định giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ LB Nga: “Bằng thạc sĩ cấp tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bằng chuyên gia (“диплом специалиста”) và Bằng thạc sĩ (“диплом магистра”) cấp tại Liên bang Nga được công nhận tương đương để tiếp tục học tập, trong đó có việc học chương trình tiến sĩ tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chương trình nghiên cứu sinh (аспирантура) tại Liên bang Nga, và được hành nghề phù hợp với học vị và trình độ chuyên môn ghi trong các văn bằng này ở cả hai quốc gia”.
Văn bằng Chuyên gia này được học thẳng lên Tiến sĩ tại Việt Nam.
3. Tôi có đăng ký tham gia chương trình đào tạo chính quy tại một trường của nước ngoài. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên tôi không thể sang học trực tiếp toàn thời gian tại nước đó mà có học trực tuyến tại Việt Nam. Như vậy, sau khi học xong văn bằng của tôi có đủ điều kiện được công nhận bởi Bộ GDĐT hay không?
Điều 4 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Đối với hình thức đào tạo trực tuyến hay trực tiếp kết hợp trực tuyến sẽ căn cứ vào thời gian người học cư trú và học tập tại nước được phép đào tạo hoặc cấp bằng; minh chứng bằng visa du học, thẻ cư trú hoặc dấu xuất nhập cảnh vào nước cấp bằng.
4. Tôi đi học tự túc đã lâu rồi nên không có QĐ cử đi học của BGDĐT, tôi cũng không xin xác nhận của ĐSQ VN ở nước tôi học và hộ chiếu của tôi đã mất thì tôi phải làm sao?
Trong trường hợp này bạn phải phối hợp với Cục Quản lý chất lượng để gửi email sang trường xin trường xác nhận thời gian bạn học tại campus của trường tại nước ngoài. Bạn điền thông tin vào consent form tại phần cuối trong mục hướng dẫn "hồ sơ cần nộp" hoặc cuối phần "Tờ khai điện tử" và gửi cùng hồ sơ.
5. Ngày mai là hạn nộp hồ sơ học cao học của em mà hôm nay em mới biết phải làm thủ tục công nhận văn bằng, em phải làm sao?
Theo luật quy định trong Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định thủ tục công nhận văn bằng tối đa 20 ngày làm việc; sau khi nộp đầy đủ hồ sơ tại Cục Quản lý chất lượng bạn xin giấy biên nhận có dấu đỏ của Cục Quản lý chất lượng rồi nộp giấy biên nhận đó kèm theo hồ sơ cao học và đề nghị các trường tuyển sinh cho bạn nợ kết quả công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng. Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận bạn phải nộp kết quả công nhận văn bằng cho đơn vị bạn tham gia dự tuyển. Cục QLCL sẽ ưu tiên xử lý sớm cho các trường hợp cần gấp và có minh chứng kèm theo.
6. Tôi được cơ quan cho phép đi du học tự túc kinh phí tại nước ngoài.
Vậy, cơ quan tuyển dụng nhân sự của tôi nếu họ tự thẩm định, tự chịu trách nhiệm và tự báo cáo giải trình được khi có yêu cầu về văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì có cần yêu cầu tôi làm thủ tục công nhận văn bằng ở Bộ GDĐT hay không?
Điều 3 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc công nhận văn bằng: “Cơ sở giáo dục đại học căn cứ các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này tự đánh giá văn bằng để sử dụng trong hoạt động đào tạo và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá văn bằng. Trường hợp cần thiết, cơ sở giáo dục đại học yêu cầu người có văn bằng thực hiện thủ tục công nhận văn bằng quy định tại Điều 7 Thông tư này.” Vì vậy, nếu đơn vị sử dụng lao động là cơ sở giáo dục đại học, có thể căn cứ các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT tự đánh giá văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng trong hoạt động đào tạo và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá văn bằng hoặc trường hợp cần thiết, cơ sở giáo dục đại học yêu cầu người có văn bằng thực hiện thủ tục công nhận văn bằng quy định tại Điều 7 Thông tư này. Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT không quy định việc cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng vào hoạt động khác không phải hoạt động đào tạo.Đối với hình thức đào tạo trực tuyến hay trực tiếp kết hợp trực tuyến sẽ căn cứ vào thời gian người học cư trú và học tập tại nước được phép đào tạo hoặc cấp bằng; minh chứng bằng visa du học, thẻ cư trú hoặc dấu xuất nhập cảnh vào nước cấp bằng.
Những đối tượng KHÔNG xin công nhận văn bằng
Bên cạnh những trường hợp văn bằng chưa đủ điều kiện được công nhận như: thiếu chứng chỉ ngoại ngữ đối với trường hợp liên kết đào tạo toàn phần tại Việt Nam; thiếu giấy tờ bắt buộc để có thể được công nhận như bằng, bảng điểm, học vị (Đối với bằng cấp do trường tại Trung Quốc cấp) thì vẫn còn rất nhiều các trường hợp bằng cấp khi làm thủ tục công nhận bị từ chối không công nhận.
Dưới đây là những trường hợp văn bằng bị từ chối, không được công nhận tại Việt Nam:
1. Trường hợp văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài chưa được tổ chức kiểm định chất lượng tại nước sở tại kiểm định hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài không có trong danh sách các cơ sở giáo dục nước ngoài được công nhận ở Việt Nam.
Để kiểm tra trường của mình có được công nhận bằng cấp tại Việt Nam hay không, người có bằng có thể gọi tư vấn 0837333335
2. Trường hợp văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính nhưng không được hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo.
Ví dụ: Chương trình do Trường A (Malaysia) cấp bằng nhưng sinh viên không học trực tiếp tại Malaysia mà học tại Trường B (Việt Nam). Trường A và Trường B chưa được Bộ Giáo dục của Việt Nam cấp phép về việc liên kết đào tạo => Văn bằng không được công nhận.
3. Trường hợp văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến không thuộc trường hợp được Bộ Giáo dục cho phép thực hiện hoặc không thuộc trường hợp sự kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…
Ví dụ 1: Văn bằng cấp cho sinh viên học du học nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid -19 người học về Việt Nam và học online sau đó nhận bằng => Văn bằng được công nhận.
Ví dụ 2: Văn bằng do Trường A cấp cho sinh viên học trực tuyến 100% hoặc học trực tuyến và bảo vệ Luận án trực tiếp hoặc du học trực tiếp nhưng thời gian du học không quá 06 tháng => Văn bằng không được công nhận
4. Trường hợp cơ sở giáo dục nước ngoài đã chấm dứt hoạt động tại thời điểm người có bằng làm thủ tục công nhận văn bằng (Phân biệt với trường hợp sáp nhập với cơ sở giáo dục khác hoặc đổi tên) không thể xác minh được thông tin về bằng cấp.
Trên đây là những trường hợp thực tế khách hàng đã gặp phải khi làm thủ tục công nhận văn bằng. Để xác định chắc chắn văn bằng mình có được công nhận hay không khách hàng hãy liên hệ Luật Gia Nghiêm để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.
Dịch vụ hô trợ cho hệ thống công nhận văn bằng của Viet Green Visa & Law gồm:
- Dịch thuật công chứng văn bằng, bảng điểm
- Hợp pháp hóa lãnh sự văn bằng quốc tế nhanh
- Dịch vụ làm visa du lịch, công tác, thăm thân uy tín
- Tư vấn đăng ký kết hôn, đoàn tụ gia đình
Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm những thông tin mà Viet Green Law đã cung cấp và HỖ TRỢ TƯ VẤN & GIẢI ĐÁP TƯ VẤN NHANH XIN GỌI 0989313339 HOẶC EMAIL: VISA@DULICHXANH.COM.VN | hopphaphoalanhsu.info@gmail.com PHÀN NÀN / THÔNG BÁO GIAN LẬN, LỪA ĐẢO GỌI 0837.333335
KHUYẾN CÁO QUAN TRỌNG
1/ VIET GREEN VISA & LAW - HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ CHỈ THU TIỀN DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG NHẬN VĂN BẰNG BẰNG CHUYỂN KHOẢN VÀO TÀI KHOẢN DO CÔNG TY QUY ĐỊNH
2/ TUYỆT ĐỐI KHÔNG TRẢ TIỀN MẶT HOẶC KHÔNG CHUYỂN KHOẢN CHO BẤT KỲ NHÂN VIÊN / NGƯỜI NÀO NGOÀI TÀI KHOẢN CÓ TÊN CHỦ TÀI KHOẢN LÀ: LÊ TIẾN DŨNG
3/ CHÚNG TÔI CAM KẾT HOÀN TIỀN DỊCH VỤ THEO THOẢ THUẬN TỪNG HỒ SƠ CỤ THỂ, KHÔNG BAO GỒM PHÍ NHÀ NƯỚC, PHÍ TƯ VẤN, VẬN CHUYỂN, CHI PHÍ HÀNH CHÍNH KHÁC.
4/ VIET GREEN VISA & LAW SẼ ĐÚNG CHUẨN QUY TRÌNH TƯ VẤN VÀ THỰC HIỆN DỊCH VỤ trên nguyên tắc: nhanh chóng - chuyên nghiệp - minh bạch - uy tín
VIET GREEN LAW - CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG NHẬN VĂN BẰNG UY TÍN
Bản Quyền © 2010 - 2028 thuộc về CONGNHANVANBANG.COM
Slogan: Nhận là Thành, Làm là Đạt, Xin là Có !
Mobile/Zalo/Viber: 0837333335 (Khiển trách, phàn nàn thái độ và gian lận)
LIÊN HỆ ĐẶT DỊCH VỤ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ TOÀN QUỐC
Hà Nội/ Bắc Ninh/ Hải Dương: 0989.313339 / 024 66888684
Hồ Chí Minh / Cần Thơ/ Vũng Tàu: 0988 262616 / 028 22656666
Quảng Ninh/ Hải Phòng:: 0989 313339
Sapa / Yên Bái / Tuyên Quang: 0837 333335
Đà Lạt / Đăk Lắc / Gia Lai: 0989313339
Quảng Bình / Quảng Trị: 0232.3868666 / 0232.3836333
Hà Tĩnh / Nghệ An: 090 3295 730
Nha Trang/ Phú Yên / Quy Nhơn: 0988262616
Huê/ Đà Nẵng: 0837 333335